Bé bị ho nhiều phải làm sao? Cách điều trị nào hiệu quả nhất

Cách điều trị hiệu quả dành cho bé bị ho nhiều

 

Trẻ em do cơ thể còn non yếu nên rất dễ mắc bệnh, trong đó phổ biến nhất là bệnh ho. Có rất nhiều cách chữa ho cho bé theo cả Đông y và Tây y. Tuy nhiên cha mẹ cần biết nguyên nhân để áp dụng biện pháp thích hợp, tránh tốn kém cũng như kéo dài bệnh cho trẻ.

Cách điều trị ho cho trẻ đơn giản và hiệu quả

1/ Các loại biểu hiện ho phổ biến ở trẻ

Ho là một phản xạ sinh lý giúp làm sạch ống thở, tống dịch đờm hoặc vật lạ chặn đường hô hấp, giúp các nhung mao hệ hô hấp duy trì hoạt động. Bệnh ho ở trẻ có rất nhiều thể khác nhau:

– Ho khan là do thanh quản bị viêm, khí quản sẽ phản ứng, nhất là vào ban đêm do thay đổi nhiệt độ. Vì vậy khiến trẻ thường thở khò khè. Các bé dưới 3 tuổi rất dễ mắc bệnh này, đặc biệt là vào ban đêm.

– Ho có kèm tiếng khò khè do nhiễm khuẩn hoặc virut, hoặc có thể có vật mắc trong khí quản. Lúc này dịch nhầy tăng quá mức ở đường thở phía dưới gây ra ho.

– Nếu ho đột ngột xuất hiện thì rất có thể trẻ nuốt thức ăn hoặc uống nước xuống đường hô hấp thay vì xuống thực quản.

– Khi ho xuất hiện lúc nửa đêm có thể trẻ bị nhiễm lạnh hoặc dị ứng, hen suyễn

– Ho kèm theo sốt nhẹ, sổ mũi thì là do cảm lạnh, nếu sốt cao từ 39-40 độ trở lên thì là do viêm phổi, viêm họng cấp hoặc viêm phế quản phổi.

2/ Các cách điều trị ho cho trẻ

Cách chữa ho cho trẻ đơn giản

– Đối với trẻ bị ho do cảm lạnh vào thời điểm giao mùa thì cha mẹ không cần dùng thuốc trị ho mà chỉ cần chú ý chăm sóc trẻ: giữ ấm cho trẻ, ăn uống đủ chất, tránh gió, uống nhiều nước (đặc biệt là nước chanh, cam để tăng sức đề kháng)…nếu chăm sóc tốt thì bệnh có thể khỏi sau 7-10 ngày.

– Mát xa lòng bàn chân cho bé: Sử dụng vài giọt dầu oliu hoặc hạnh nhân hay tinh dầu bạc hà cho vào lòng bàn tay mẹ, xoa nóng rồi mát xa vào gan bàn chân cho trẻ, vuốt nhẹ và đều tay từ gót chân đến ngón chân trẻ.

– Vỗ long đờm: Đây là cách chữa ho cho bé bị ho đờm. Cha mẹ khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào lưng bé, đoạn giữa hai bả vai, vỗ nhẹ nhàng và liên tục. Lúc này nên để bé nằm hoặc ngồi, phần đầu hơi cúi xuống. Động tác này cần làm lúc đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy vì sau khi vỗ bé sẽ ho và nôn khạc ra đờm. Nếu bé không thể tự khạc đờm thì mẹ có thể kích thích cho bé nôn đờm bằng cách lấy khăn mỏng sạch lau nhẹ vào lưỡi và khoang miệng, kích nhẹ vào họng bé..

Cách chữa ho cho trẻ theo phương pháp cổ truyền

– Mật ong: Nghiên cứu của các bác sĩ bệnh viên Nhi thuộc bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) cho thấy trẻ uống 1 muỗng mật ong nguyên chất trước khi ngủ giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn, đồng thời cơn ho đêm giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với bé trên 1 tuổi.

– Nước vo gạo và rau diếp cá: lấy 1 nắm rau dấp cá đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho vào nồi đun cùng 1 bát nước vo gạo trong 20 phút. Đến khi sôi thì lọc nước cho bé uống.

– Nghệ tươi: Đem giã nhỏ, lọc nước, thêm 5g đường phèn đem chưng cách thủy trong 10 phút, lấy ra và cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần ½ thìa cà phê tùy theo độ tuổi.

– Quất xanh: Lấy 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, để cả vỏ và hạt, bổ đôi, thêm chút đường phèn hoặc mật ong hấp cho chín rồi cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

– Tỏi và mật ong: Giã nát 2 tép tỏi rồi cho vào hấp cách thủy cùng 2 thìa mật ong. Không nên hấp tỏi quá chín, cho trẻ uống mỗi lần ½ thìa cà phê, ngày 1-2 lần. Trước khi uống cho trẻ uống vài thìa nước lọc.

– Đu đủ chín: Đu đủ chín cây gọt bỏ vỏ rồi thêm 100ml mật ong và đun lên ăn. Đây là cách chữa ho hiệu quả cho bé không có đờm

– Lá hẹ hấp đường phèn: Lấy từ 5-10 lá hẹ rồi thêm chút đường phèn, đem hấp cách thủy rồi cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi ngày khoảng 2-3 thìa cà phê.

Cách điều trị ho bằng dân gian

Điều trị ho cho trẻ bằng thuốc Tây

Đối với việc chữa ho cho trẻ bằng thuốc tây thì các mẹ nhất định phải tuân theo chỉ định của y bác sĩ theo đúng loại bệnh và liều lượng, lứa tuổi.

Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo không nên cho trẻ dùng thuốc kháng histamin chứa promethazin, có tên là sirô Phénergan cho trẻ dưới 2 tuổi, vì có thể gây kích động và co giật.

Chú ý: Một số loại thuốc ho có thành phần codein với tên biệt dược trên thị trường là Neocodion, Eucalyptine, Terpine Gonnon, Terpine-codein… thì chỉ dành cho người lớn, tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ vì sẽ dẫn đến ngộ độc codein, gây ra hôn mê và ngừng thở. Một số loại kháng sinh mà trẻ quá nhỏ cũng không nên dùng như: tetracyclin, cloramphemicol, nhóm quinolon.

Các bé dưới 7 tuổi không dùng các loại thuốc tetracyclin vì sẽ làm răng bị vàng xám không hồi phục. Với trẻ em đang phát triển thì cũng nên tránh một số thuốc chứa thành phần fluoroquinolon: ofloxacin, norfloxacin, perfloxacin… do loại kháng sinh này có thể gây ra loạn dưỡng sụn.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Những điểm cần chú ý khi bạn muốn tăng cân

Những điểm cần chú ý khi bạn muốn tăng cân

Hiệu quả không ngờ tới của cây tía tô

Hiệu quả không ngờ tới của cây tía tô

Mẹo trị phong thấp bằng các bài thuốc đông y

Mẹo trị phong thấp bằng các bài thuốc đông y

Những sản phẩm tốt cho người bị bệnh huyết áp, tim mạch

Những sản phẩm tốt cho người bị bệnh huyết áp, tim mạch

Video – Herbalife đã đến với thế giới như thế nào

Video – Herbalife đã đến với thế giới như thế nào

Các loại đậu giúp phụ nữ giảm cân sau sinh

Các loại đậu giúp phụ nữ giảm cân sau sinh