Mẹo bảo quản thực phẩm ăn uống ngày tết

Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết là rất quan trọng vì gia đình nào cũng chuẩn bị đủ các loại thức ăn để thiết đãi khách. Việc bảo quản thức ăn ngày Tết luôn tươi ngon, tránh bị hư hỏng nấm mốc rất quan trọng giúp tiết kiệm và bảo vệ sức khỏe của người dùng.

Mẹo bảo quản thực phẩm ăn uống ngày tết

Hiện nay trong đời sống hiện đại thì cách bảo quản thực phẩm trong ngày Tết đã dễ dàng hơn rất nhiều do có sự hỗ trợ đắc lực của những chiếc tủ lạnh. Tuy nhiên không phải bất kì loại thức ăn nào cho vào tủ lạnh cũng để được lâu dài. Một số nguyên tắc bảo quản thức ăn ngày Tết dưới đây sẽ giúp bạn luôn có những thực phẩm tươi ngon phục vụ gia đình:

Bạn cần xem: Phương pháp giảm cân nhanh trong 1 tuần

Bảo quản phân loại thực phẩm khác nhau

Phân loại thức ăn để bảo quản
Nguyên tắc đầu tiên trong cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ngày Tết là phải phân loại các thực phẩm khác nhau: thực phẩm sống (các loại chưa chế biến: thịt, gia cầm, hải sản…); rau củ quả và thực phẩm chín.

Mỗi loại thực phẩm đều phải bọc kín bằng túi nilong thực phẩm hoặc đựng trong các hộp kín để tránh bay mùi ra tủ lạnh hoặc nhiễm sang các loại thực phẩm khác. Đặc biệt là giữa thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín cần để riêng ngăn.

Thực phẩm nào lưu trữ trước thì dùng trước, lưu trữ sau thì dùng sau. Nên điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp: ngăn trữ đông dưới 0 độ C, từ -18 đến 0 độ C; ngăn lạnh từ 0-4 độ C là phù hợp.

Bảo quản thực phẩm tươi sống

Bảo quản đồ sống

Cần lưu ý khi bảo quản thức ăn ngày Tết đối với các loại thực phẩm sống vì loại này rất nhanh hỏng. Do đó các loại thực phẩm tươi sống như thịt cá tươi cần bảo quản lạnh càng nhanh càng tốt.

Trước khi bảo quản thực phẩm tươi sống thì cần phải sơ chế qua: các loại thịt thì đem rửa sạch với nước muối, các loại hải sản như cá, mực…: mổ sạch để bỏ nội tạng và những bộ phận không dùng, rửa sạch với nước muối rồi để thật ráo, cho vào các hộp riêng biệt.

Một nguyên tắc quan trọng trong cách bảo quản thực phẩm ngày Tết là nên chia nhỏ các phần thực phẩm tươi sống cho mỗi lần sử dụng. Bởi vì việc bỏ thực phẩm ra vào tủ lạnh nhiều lần rất dễ gây ra độc hại. Các loại thịt, cá…nên chia thành nhiều phần nhỏ cho vào các túi và các hộp riêng biệt.

Mỗi loại thực phẩm sống có thời gian bảo quản trong tủ lạnh khác nhau: thịt bò, dê, cừu: 7-10 ngày; thịt lợn, gà, vịt: 7 ngày; thịt chim, thỏ: 5-7 ngày; hải sản: 1,5 ngày.

Bảo quản các loại rau, củ, quả

Bảo quản rau củ quả ngày tết

Các loại rau, củ, quả trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản cần nhặt bỏ những phần héo, úa. Nếu rau quá bẩn có thể rửa qua bằng nước rồi để thật ráo thì mới cho vào túi nilong thực phẩm bọc kín.

Nên bọc riêng từng loại rau khác nhau trong mỗi túi. Thông thường nhiệt độ thích hợp để bảo quản rau quả tươi là từ 8-12 độ C. Đối với những loại quả cần ăn chín thì nên để chúng tự chín rồi mới cho vào tủ lạnh bảo quản vì nếu không chúng không thể chín được nữa.

Các loại củ, quả như: dưa leo, cà tím, cà chua…nên để trong tủ tối đa là 3 ngày vì nếu để lâu chúng sẽ mềm và giảm dần dinh dưỡng và mùi vị.

Cách bảo quản thực phẩm chín

Thực phẩm chín ngày tết

Đối với thức ăn đã nấu chín thì cách bảo quản thực phẩm ngày Tết cần lưu ý là sau khi chế biến xong cần để cho nguội hẳn thì mới đem bỏ vào các hộp để cất trữ trong tủ lạnh. Nếu để thức ăn còn nóng mà cho vào tủ có nhiệt độ thấp thì sẽ biến chất, ngưng tụ hơi nước khiến gia tăng vi khuẩn.

Cũng như việc bảo quản thức ăn ngày Tết ở trên thì cần để riêng từng loại thực phẩm trong mỗi loại hộp khác nhau. Lượng thức ăn để trong tủ lạnh càng nhiều thì nhiệt độ bảo quản càng thấp để tránh thức ăn bị hỏng.

Bảo quản một số thức ăn ngày Tết

Món ăn ngon ngày Tết ở Việt Nam hầu hết gồm những thực phẩm truyền thống: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, giò xào, nem rán…Những loại thực phẩm này thường được chuẩn bị nhiều để tiện mời khách đến chơi nhà, do vậy cần phải có cách bảo quản để tránh bị hư hỏng.

– Bánh chưng, bánh tét: nếu thời tiết ngày Tết giá lạnh như ở miền Bắc thì có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, khô ráo, thoáng mát. Tuy nhiên nếu thời tiết nóng ẩm thì nên lưu trữ ở tủ lạnh. Ăn đến đâu xắt đến đó, khi ăn đem hấp hoặc luộc lại cho khỏi cứng.

– Giò, chả các loại nên để ở nhiệt độ <25 độ trong khoảng 4-6 ngày ở ngăn mát, nếu bảo quản trong ngăn đá là 10 ngày.

– Dưa hành nên bảo quản ở nơi khô thoáng. Mỗi lần ăn dùng đũa sạch gắp ra ngoài và rửa bằng nước đun sôi để ăn.

– Đối với rau củ đã nấu chín thì không nên để tủ lạnh vì lượng nitrat có trong rau củ sẽ bị phân hủy thành nitrit gây ung thư.

Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết trên đây sẽ giúp các bạn có những món ăn ngon lành và đảm bảo sức khỏe, tránh lãng phí. Chúc các bạn có một năm mới vui vẻ!

Tham khảo bài viết: Bữa cơm cúng tất niên ngày tết cần chuẩn bị những gì

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Những điểm cần chú ý khi bạn muốn tăng cân

Những điểm cần chú ý khi bạn muốn tăng cân

Những sản phẩm tốt cho người bị bệnh huyết áp, tim mạch

Những sản phẩm tốt cho người bị bệnh huyết áp, tim mạch

Hiệu quả không ngờ tới của cây tía tô

Hiệu quả không ngờ tới của cây tía tô

Video – Herbalife đã đến với thế giới như thế nào

Video – Herbalife đã đến với thế giới như thế nào

Mẹo trị phong thấp bằng các bài thuốc đông y

Mẹo trị phong thấp bằng các bài thuốc đông y

Các loại đậu giúp phụ nữ giảm cân sau sinh

Các loại đậu giúp phụ nữ giảm cân sau sinh